GIA ĐÌNH- NƠI GIỮ LỬA VỪA LÀ NỀN TẢNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
Suy ngẫm trong sử sách dù ở thời kỳ nào, dưới chế độ nào thì vai trò gia đình đóng một vai trò quan trọng trong luận thuyết của Mác Lê Nin đã đề cập “ Gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó mỗi thành viên đều có nghĩa vụ xây dựng xã hội mứoi tiến bộ và sinh nòi đẻ giống… ” ( Lê Nin toàn tập, NXB Tiến Bộ ). Trong cấu trúc gia đình trước hết phải nói đến cha mẹ khi cha mẹ sinh con, con đẻ cháu, rồi chắt chiu… cha mẹ lên ngôi ông bà, cố, can… thời phong kiến ngôi cha được đặt vị trí cao hơn cha mẹ nên người cha cũng dễ sa vào tình trạng gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, vai trò của người mẹ mờ nhạt nhất là xã hội còn nặng ý thức cổ hủ phong kiến, trọng nam, khinh nữ và người phụ nữ bị ràng buộc vào những tiêu chí khắt khe như “ tam tong, tứ đức ”, “ công dung, ngôn hạnh ”. Tam tòng là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức đứca là công, dung, ngôn, hạnh , thời đổi mới vai trò người vợ và phụ nữ nói chung được thực hiện bình đẳng nên vị trí người phụ nữ, người mẹ được đánh giá ngang hàng với người cha, người chồng. Trải qua hàng ngàn năm với nhiều biến cố thăng trầm khi thuận lợi, lúc khó khăn gia đình Việt Nam từ nước Văn Lang đến văn hoá Việt cổ, văn minh Đại Việt, Việt Nam dân chủ cộng hoà rồi Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, cấu trúc gia đình mọi thế hệ đều vững chãi, trường tồn. Gia đình luôn là tế bào sống của xã hội. Từ cái nôi gia đình mọi thế hệ kế tiếp nhau không chỉ làm bổn phận sinh nòi đẻ giống mà còn làm tốt nhiệm vụ với làng xã, đất nước như mạch suối khe sâu không bao giờ khô cạn. Từ cái nền gia đình con người có ý thức hệ, nhân cách đạo đức, nền nếp hình thành lối sống đẹp mình vì mọi người và mọi người vì mọi người, vì cộng đồng. Hình thành cái quan trọng không kém là ở gia đình mọi người có ý thức gia tộc tức là xây dựng gia đình thành gia đình giàu có và họ Mạc văn minh trong đó mỗi gia đình đều có trách nhiệm với dòng họ chăm lo thời phụng tổ tiên, tri ân với ông bà, cha mẹ và các bậc tiền nhân, tiền bối cả trong gia tộc và làng xã, đất nước. Trong gia đình ngôi cha mẹ được các thế hệ tôn vinh như đấng tối cao.
“Con về lập miếu thờ cha
Lập am thờ mẹ, xây nhà thờ vua”
Gia đình là cái nôi quan trọng trong đời sống mỗi con người. Cái nôi ru và nuôi dưỡng con người lớn, khôn để bước vào đời. Con người thành đạt hay kìm hãm thăng tiến hay lạc hậu, toả sáng hay bị nhuốm đen đều bắt nguồn từ cái nôi gia đình thông qua giáo dục răn dạy tác động của cha mẹ, ông bà, anh chị em.
Dòng chảy xã hội qua các thời kỳ từ cổ đến kim, từ gia đình nề nếp gia phong, gia giáo đến gia đình văn hoá, gia đình cách mạng gương mẫu . Năm 1996, từ mô hình “ Gia đình văn hoá ” ở Yên Mỹ, Hưng Yên được nhân rộng ra cả nước hiện nay đã có sức lan toả mãnh liệt trong cộng đồng dân cứ có sức tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua từ phố thị đến trào lưu xây dựng Nông thôn mới.
Gia đình rõ ràng là nền tảng quan trọng của việc xây dựng dòng họ văn hoá, làng xã văn hoá, khuyến học, khuyến tài. Gia đình còn là nơi giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống đẹp và là nơi gìn giữ và phát huy bản sắc, bản ngã lòng tự tôn họ mạc, quê hương dân tộc.
Gia đình cũng là nơi ngăn chặn cái ác, cái xấu, cái tiêu cực, là nơi rèn luyện mỗi thành viên trong gia đình vươn tới cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ thông qua sinh hoạt dòng họ sẽ gạn đục, khơi trong, vừa làm tốt các cuộc vận động và phong trào “ ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo ”. Nhạc sỹ Phạm Tuyên có lời ca từ qua ca khúc “ Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba, cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ, gặp nhau là cười… ”. Bài hát không phải viết cho tất cả phạm trù gia đình, song nó cũng phác hoạ tình tiết vui, tự hào về mô hình gia đình Việt Nam thời hiện đại trong xu thế hội nhập và lao động quốc tế. Nhiều thành viên của gia đình Việt phải xa nhà, xa quê dưới nhiều hình thức, nhưng dù đi đâu, ở đâu 2 tiếng gia đình quê hương vẫn luôn sâu đậm trong ký ức của mỗi con người. Gia đình quê hương nơi “ giữ lửa ”, nền tảng văn hoá dân tộc da diết, thân thương biết nhường nào. Chúng ta hãy chung tay xây dựng gia đình trở thành tế bào sống của một xã hội tốt đẹp và văn minh./.
Thy Ngọc